Phạt nặng DN “quên” nghĩa vụ thông tin

Phạt nặng DN “quên” nghĩa vụ thông tin
Hàng loạt chế tài mới theo hướng tăng nặng đối với hành vi vi phạm công bố thông tin của công ty đại chúng, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (15-11).

“Ông lớn” cũng vi phạm
Có 3 loại hình công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán gồm: công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở GDCK; công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên.

Theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về công bố thông tin trên TTCK, các công ty đại chúng phải công bố đầy đủ nội dung thông tin về báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trên trang thông tin điện tử của công ty đại chúng và trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK)…

Nếu chiểu theo quy định này, thì trong số hàng nghìn công ty đại chúng đã đăng ký với UBCK, có rất nhiều đơn vị vi phạm.

Điển hình như trên Trang công bố thông tin của UBCK, tuy đã gần hết năm 2013, nhưng hiện nhà đầu tư không tìm thấy thông tin về báo cáo tài chính năm 2012 của một loạt “ông lớn” như: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB)…

Ngoài lỗi phổ biến là không công bố thông tin tài chính, nhiều thông tin quan trọng khác cũng không được công ty đại chúng công bố theo quy định như: thay đổi cơ cấu cổ đông, cập nhật kết quả kinh doanh…

Điều dễ nhận thấy là các thông tin ít trọng yếu hơn như: thay đổi nhân sự, điều chỉnh giấy phép kinh doanh… lại được các doanh nghiệp cập nhật khá đều đặn.

Tuy đã gần hết năm 2013, nhưng nhiều doanh nghiệp gần như không cập nhật thông tin về các mặt hoạt động của mình trong năm nay, để cổ đông nắm bắt.

Phạt nặng để răn đe

Bắt đầu từ hôm nay (15-11), Nghị định 108/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, có hiệu lực.

Ngoài bổ sung các hành vi mới bị xử phạt, Nghị định 108/2013 còn đưa ra nhiều chế tài xử lý theo hướng tăng nặng đối với các hành vi vi phạm của công ty đại chúng.

Điển hình như, phạt từ 30 – 50 triệu đồng nếu công ty đại chúng không đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký (VSD); vi phạm quy định về thực hiện quyền, đăng ký, lưu ký chứng khoán tại VSD…

Khác với quy định trước đây, Nghị định 108/2013 không quy định chung chung các trường hợp công ty đại chúng bị xử phạt khi không tuân thủ các quy định về quản trị công ty, mà đưa ra các quy định cụ thể như: phạt 50 – 70 triệu đồng đối với thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, giám đốc và cán bộ quản lý khác của công ty đại chúng không tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ về quản trị công ty theo quy định của pháp luật; phạt từ 70 – 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về quản trị công ty, về bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát…

Nghị định 108/2013 còn quy định công ty đại chúng bị phạt từ 10 – 30 triệu đồng nếu không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức công bố thông tin.

Theo quy định của Thông tư 52/2012, các công ty đại chúng, ngoài việc phải công bố đầy đủ nội dung thông tin về báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trên phương tiện công bố thông tin của UBCK, công ty đại chúng còn phải đồng thời đăng tải ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính năm trên một số báo có phạm vi phát hành trên toàn quốc để nhà đầu tư tham khảo…

Ngoài ra, một loạt các hành vi vi phạm khác của công ty đại chúng cũng bị áp dụng các chế tài xử phạt nặng hơn so với các quy định trước đây như: phạt 70 – 100 triệu đồng đối với hành vi công ty đại chúng không lập trang thông tin điện tử, công bố thông tin có nội dung không chính xác…

Với quy định mới, UBCK cho biết, cơ quan này hy vọng các doanh nghiệp sẽ tuân thủ nghiêm túc hơn nghĩa vụ công bố thông tin, thúc đấy sự minh bạch trên TTCK.

Nguồn báo SG ĐTTC

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Quy định mới về tuyển dụng và báo cáo tình hình sử dụng lao động

Quy định mới về tuyển dụng và báo cáo tình hình sử dụng lao động
Ngày 29/08/2014, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động Việt Nam về việc làm.

Cụ thể, thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động. Theo đó, chúng tôi xin tổng hợp một số điểm đáng chú ý sau:

Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc thông báo công khai tuyển dụng thông qua một trong các hình thức sau:

Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
thongtu2Người lao động đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH. Người lao động có nhu cầu trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển lao động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Việc khai trình được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH.

Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH..

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:

+ Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

+ Bậc trình độ kỹ năng nghề;

+ Vị trí việc làm;

+ Loại hợp đồng lao động;

+ Thời điểm bắt đầu làm việc;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Tiền lương;

+ Nâng bậc, nâng lương;

+ Số ngày nghỉ trong năm, lý do;

+ Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);

+ Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;

+ Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014.

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Định nghĩa cơ sở thường trú

Định nghĩa cơ sở thường trú
Định nghĩa cơ sở thường trú dưới đây được trích từ Thông tư 205/2013/TT-BTC. Thông tư này hướng dẫn những nội dung cơ bản của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ (dưới đây gọi chung là Nước ký kết hoặc nước tùy theo ngữ cảnh) có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp định).

1. Theo quy định tại Hiệp định, “cơ sở thường trú” là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

Một doanh nghiệp của Nước ký kết được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu hội đủ ba điều kiện dưới đây:

a) Duy trì tại Việt Nam một “cơ sở” như một tòa nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,…; và

b) Cơ sở này có tính chất cố định, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một độ dài thời gian nhất định; và

c) Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.

Ví dụ 8: Công ty X của Trung Quốc mở một gian hàng tại một khu chợ tết của Việt Nam, thông qua gian hàng này công ty X bán các hàng hóa tại hội chợ. Khi đó, gian hàng này sẽ được coi là cơ sở thường trú của công ty X tại Việt Nam.

2. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:

a) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh (như chi nhánh công ty luật, chi nhánh văn phòng nước ngoài, chi nhánh các công ty thuốc lá, chi nhánh ngân hàng,…), văn phòng (kể cả văn phòng đại diện thương mại nếu có thương lượng, ký kết hợp đồng thương mại), nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ, giếng dầu hoặc khí, kho giao nhận hàng hoá, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc có các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.

Ví dụ 9: Một nhà thầu phụ nước ngoài sử dụng phương tiện, thiết bị và nhân công tham gia vào hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại Việt Nam sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam.

b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một địa điểm xây dựng, một công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp, hoặc tiến hành các hoạt động giám sát liên quan đến các địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp nói trên với điều kiện các địa điểm, công trình hoặc các hoạt động giám sát đó kéo dài hơn 6 tháng hoặc 3 tháng (tùy theo từng Hiệp định cụ thể) tại Việt Nam.

Địa điểm, công trình xây dựng hoặc lắp đặt bao gồm địa điểm, công trình xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, lắp đặt đường ống, khai quật, nạo vét sông ngòi,… Thời gian (6 tháng hoặc 3 tháng) được tính từ ngày nhà thầu bắt đầu công việc chuẩn bị cho công trình xây dựng tại Việt Nam, như thành lập văn phòng xây dựng kế hoạch thi công, cho đến khi công trình hoàn thiện, bàn giao toàn bộ tại Việt Nam, kể cả thời gian công trình bị gián đoạn do mọi nguyên nhân.

Các nhà thầu phụ của Nước ký kết tham gia vào các công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp nêu trên cũng được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua cơ sở thường trú nếu hội đủ các điều kiện tại Điểm 1.2.1 nêu trên.

Thời gian thực hiện công trình để xác định cơ sở thường trú cho nhà thầu chính bao gồm tổng cộng thời gian thực hiện các phần hợp đồng của các nhà thầu phụ và thời gian thực hiện của nhà thầu chính.

Ví dụ 10: Công ty Z của Nhật Bản trúng thầu xây dựng một chiếc cầu tại Việt Nam. Hoạt động thi công cầu diễn ra như sau: 5 tháng thi công xây dựng trụ cầu do một nhà thầu phụ Y cũng là một công ty Nhật Bản đảm nhiệm và 3 tháng thi công sàn cầu và hoàn thiện do nhà thầu Z tự thực hiện. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 5, Khoản 3, Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản, công ty Z được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú vì tổng thời gian thi công cầu là 8 tháng (5 tháng + 3 tháng); Công ty Y không được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

c) Doanh nghiệp đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng.

Ví dụ 11: Hãng sản xuất máy bay Đ của Thuỵ Điển ký hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng máy bay với hãng Hàng không Việt Nam. Theo hợp đồng, trong giai đoạn từ ngày 01/6/2010 đến ngày 30/5/2011, hãng Đ đã cử các đoàn chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam làm việc với tổng số thời gian có mặt tại Việt Nam 190 ngày. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Điển, hãng Đ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do các đoàn chuyên gia kỹ thuật đã làm việc tại Việt Nam vượt quá 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng.

Ví dụ 12: Công ty tư vấn N của Nhật Bản ký các hợp đồng dịch vụ tư vấn với chủ đầu tư của Dự án xây dựng Nhà máy điện V tại Việt Nam như sau: i) hợp đồng dịch vụ tư vấn xây dựng nhà máy điện kéo dài 4 tháng từ ngày 01/8/2010 đến ngày 30/11/2010, và ii) hợp đồng dịch vụ tư vấn lắp đặt hệ thống máy phát điện kéo dài 3 tháng từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/3/2011. Cả hai hợp đồng đều yêu cầu sự hiện diện của đại diện Công ty tư vấn N tại hiện trường xây dựng và lắp đặt Nhà máy điện V để triển khai công việc trong suốt thời hạn hợp đồng. Để thực hiện hợp đồng dịch vụ tư vấn lắp đặt nhà máy điện, Công ty tư vấn N đã thuê một Công ty tư vấn B của Nhật Bản thực hiện với tư cách đại diện cho Công ty. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản, Công ty tư vấn N được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do sự hiện diện của đại diện Công ty tại Dự án tại Việt Nam vượt quá 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng; Công ty tư vấn B không được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do sự hiện diện của Công ty tại Việt Nam không quá 6 tháng.

Ví dụ 13: Với các giả định như Ví dụ 12, nếu Công ty tư vấn B và chủ đầu tư của Dự án còn ký một hiệp định tư vấn trong giai đoạn chạy thử từ ngày 01/4/2011 đến ngày 30/7/2011. Hợp đồng cũng yêu cầu đại diện của Công ty tư vấn B hiện diện trong suốt thời hạn hợp đồng tại hiện trường chạy thử Nhà máy điện V. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản, Công ty tư vấn B được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do sự hiện diện của đại diện Công ty tại Dự án tại Việt Nam vượt quá 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng.

Liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, mặc dù tại Hiệp định có quy định cơ sở thường trú bao gồm việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng, nhưng do tính chất của dịch vụ, thời gian cung cấp dịch vụ không kéo dài quá 6 tháng trong một giai đoạn 12 tháng, trong khi đó, ba điều kiện về cơ sở thường trú tại Điểm 1.2.1 nêu trên vẫn thỏa mãn thì việc cung cấp dịch vụ vẫn được coi là có một cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Ví dụ 14: Hãng sản xuất máy bay Đ của Thuỵ Điển ký hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng định kỳ máy bay với hãng Hàng không Việt Nam trong thời gian hai năm. Theo hợp đồng, hàng năm, Hãng Đ đều cử các đoàn chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam làm việc với tổng số thời gian có mặt tại Việt Nam 90 ngày tại địa điểm bảo dưỡng máy bay. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Điển, hãng Đ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do định kỳ hàng năm các đoàn chuyên gia kỹ thuật đã làm việc tại Việt Nam tại một địa điểm cố định tại Việt Nam (các máy bay được bảo dưỡng).

d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác, nếu các đại lý đó dành toàn bộ hoặc phần lớn hoạt động của mình cho doanh nghiệp đó (đại lý phụ thuộc).

Ví dụ 15: Công ty V là đối tượng cư trú của Việt Nam ký hợp đồng đại lý với chức năng lưu kho và giao sản phẩm sơn cho một công ty H là đối tượng cư trú của Anh. Theo quy định tại hợp đồng, công ty V không được phép làm đại lý cho bất cứ một nhà sản xuất hoặc phân phối sơn nào khác. Trường hợp này, mặc dù không có chức năng ký kết hợp đồng hoặc thu tiền tại Việt Nam nhưng công ty V đã trở thành đại lý phụ thuộc của Công ty H, không còn là đại lý độc lập nữa. Theo quy định của Hiệp định giữa Việt Nam và Anh (Khoản 6, Điều 5: Cơ sở thường trú) công ty H được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

đ) Doanh nghiệp đó uỷ quyền cho một đối tượng tại Việt Nam:

– Thẩm quyền thường xuyên thương lượng, ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp đó; hoặc ký các hợp đồng mang tên đối tượng đó nhưng ràng buộc nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của doanh nghiệp đó; hoặc

– Không có thẩm quyền thương lượng, ký kết hợp đồng, nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho doanh nghiệp đó giao hàng hóa tại Việt Nam.

3. Một doanh nghiệp nước ngoài sẽ được coi là không có cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp đó sử dụng các phương tiện chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một kho hàng hóa chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hoặc để cho một doanh nghiệp khác gia công.

c) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhằm mục đích mua hàng hóa hoặc thu thập thông tin cho doanh nghiệp.

d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhằm mục đích tiến hành các hoạt động chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp.

4. Trường hợp một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, hoặc đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (có thể thông qua cơ sở thường trú hoặc dưới hình thức khác) sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.

Ví dụ 16: Một doanh nghiệp nước ngoài góp vốn thành lập một doanh nghiệp liên doanh hoặc một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài này không được coi là các cơ sở thường trú tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài đó.

Tuy nhiên, trường hợp công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam góp vốn thành lập một doanh nghiệp liên doanh hoặc một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất) thì công ty đó sẽ được coi như có một cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu:

– Doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường xuyên thương lượng, ký kết hợp đồng đứng tên công ty đó; hoặc ký các hợp đồng đứng tên doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng ràng buộc nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của công ty nước ngoài; hoặc

– Doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường xuyên đại diện cho công ty nước ngoài giao hàng hóa tại Việt Nam; hoặc

– Công ty nước ngoài đó có quyền định đoạt đối với cơ sở vật chất – kỹ thuật của doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đó trong quá trình sản xuất kinh doanh (nghĩa là, việc công ty nước ngoài sử dụng các cơ sở vật chất – kỹ thuật của doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (nếu có) trong quá trình sản xuất kinh doanh không phải trên cơ sở nguyên tắc giá thị trường).

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Quy định mới về tuyển dụng và báo cáo tình hình sử dụng lao động

Quy định mới về tuyển dụng và báo cáo tình hình sử dụng lao động
Ngày 29/08/2014, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động Việt Nam về việc làm.

Cụ thể, thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động. Theo đó, chúng tôi xin tổng hợp một số điểm đáng chú ý sau:

Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc thông báo công khai tuyển dụng thông qua một trong các hình thức sau:

Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
thongtu2Người lao động đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH. Người lao động có nhu cầu trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển lao động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Việc khai trình được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH.

Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH..

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:

+ Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

+ Bậc trình độ kỹ năng nghề;

+ Vị trí việc làm;

+ Loại hợp đồng lao động;

+ Thời điểm bắt đầu làm việc;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Tiền lương;

+ Nâng bậc, nâng lương;

+ Số ngày nghỉ trong năm, lý do;

+ Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);

+ Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;

+ Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014.

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Thông tư 202/2014/TT-BTC về báo cáo tài chính hợp nhất

Giới thiệu Thông tư 202/2014/TT-BTC

Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập và trình bày BCTC hợp nhất, thay thế Thông tư 161/2007/TT-BTC. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư 202/2014/TT-BTC:

  • Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và phương pháp kế toán xử lý các giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, giữa tập đoàn và công ty liên doanh, liên kết.
  • Áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty mẹ – công ty con thuộc các ngành, các thành phần kinh tế khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Doanh nghiệp được vận dụng các nguyên tắc hợp nhất của Thông tư này để lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.

Một số điểm mới của Thông tư 202/2014/TT-BTC

  • Bổ sung các quy định cụ thể về nguyên tắc lập BCTC hợp nhất như: Ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý (FV) và giá trị ghi sổ (NBV) trong tài sản thuần của công ty con; Ghi nhận thuế hoãn lại từ hợp nhất kinh doanh; Xử lý lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ theo CMKTQT; …;
  • Lợi ích cổ đông không kiểm soát: Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát theo 2 phương pháp (bổ sung một phương pháp mới);
  • Bổ sung một mục riêng để xử lý cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát và quỹ khen thưởng phúc lợi (mới hoàn toàn);
  • Loại trừ các giao dịch nội bộ: Bổ sung một số giao dịch mới như góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ; Xử lý cổ tức bằng cổ phiếu theo Nghị định 71/CP; Sửa đổi phương pháp hợp nhất đối với các khoản cho vay trong nội bộ…;
  • Bổ sung Một chương riêng hoàn toàn mới để xử lý các khoản dự phòng trong doanh nghiệp trên BCTCHN;
  • Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn để giải quyết việc tái cấu trúc tập đoàn, gồm 3 nội dung: Thoái đầu tư; Công ty con phát hành cổ phiếu riêng lẻ; Hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm soát chung (tập đoàn ngang chuyển thành tập đoàn dọc và ngược lại).
    • Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn để xử lý hợp nhất cho tập đoàn đa cấp và sở hữu chéo (tập đoàn dọc);
  • Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn hướng dẫn Báo cáo lưu chuyển tệ hợp nhất;
  • Bổ sung một chương riêng về phương pháp vốn chủ sở hữu đối với các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; …

 

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Thông tư 166 xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Thông tư 166 xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt hành chính về thuế, theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế có bổ sung thay đổi so với quy định cũ, cụ thể:

– Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

– Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định cũ, thời hạn truy thu thuế là vô thời hiệu nhưng theo khoản 2, Điều 4 thông tư 166 thì nếu quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

images

Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định thì:

♦ Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

♦ Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

♦ Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

♦ Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

♦ Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

♦ Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng

Ngoài ra, thông tư cũng nêu rõ trường hợp hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền bằng 1 đến 3 lần số thuế trốn, số thuế gian lận, tùy theo số lần tái phạm và số tình tiết giảm nhẹ

Bên cạnh đó, người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh cũng thuộc trường hợp bị phạt tiền 1 lần trên số thuế trốn, gian lận, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Thông tư này thay thế Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Áp dụng văn bản xử phạt vi phạm hành chính về thuế

+ Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế đã xảy ra trước ngày 15 tháng 12 năm 2013 áp dụng theo quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

+ Áp dụng các quy định về xử phạt; quy định về hoãn thi hành quyết định xử phạt, miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế và các quy định về xử phạt khác có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế quy định tại Thông tư này đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế xảy ra trước ngày 15 tháng 12 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.

+ Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để giải quyết.

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Thông tư 166 xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Thông tư 166 xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt hành chính về thuế, theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế có bổ sung thay đổi so với quy định cũ, cụ thể:

– Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

– Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định cũ, thời hạn truy thu thuế là vô thời hiệu nhưng theo khoản 2, Điều 4 thông tư 166 thì nếu quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định thì:

♦ Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

♦ Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

♦ Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

♦ Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

♦ Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

♦ Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng

Ngoài ra, thông tư cũng nêu rõ trường hợp hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền bằng 1 đến 3 lần số thuế trốn, số thuế gian lận, tùy theo số lần tái phạm và số tình tiết giảm nhẹ

Bên cạnh đó, người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh cũng thuộc trường hợp bị phạt tiền 1 lần trên số thuế trốn, gian lận, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Thông tư này thay thế Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Áp dụng văn bản xử phạt vi phạm hành chính về thuế

+ Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế đã xảy ra trước ngày 15 tháng 12 năm 2013 áp dụng theo quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

+ Áp dụng các quy định về xử phạt; quy định về hoãn thi hành quyết định xử phạt, miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế và các quy định về xử phạt khác có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế quy định tại Thông tư này đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế xảy ra trước ngày 15 tháng 12 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.

+ Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để giải quyết.

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp?

Nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp?
Ngày 19/6/2013 Quốc hội đã thông qua Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Theo đó, phương pháp tính thuế GTGT có một số thay đổi về cách tính cũng như đối tượng áp dụng như sau:
1/ Phương pháp khấu trừ thuế:
a/ Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
♦ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
♦ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
b/ Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

2/ Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
a/ Đối tượng áp dụng:
♦ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (Luật số 31/2013/QH13);
♦ Hộ, cá nhân kinh doanh;
♦ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
♦ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (số 31/2013/QH13);
b/ Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %
Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”
(Riêng hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, thì có cách tính khác:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = (giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng) x thuế suất thuế giá trị gia tăng)

Theo các qui định trên, thì những Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng sẽ có 2 sự lựa chọn phương pháp tính thuế:
i/ Hoặc là theo phương pháp trực tiếp (mặc định)
ii/ Hoặc theo phương pháp khấu trừ (phải thông báo đăng ký với cơ quan thuế)

Chính vì có 2 sự lựa chọn, nên vấn đề được đặt ra là doanh nghiệp sẽ chọn cách tính nào để có lợi cho doanh nghiệp – số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất.

Câu trả lời là tùy vào tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, mà có sự lựa chọn tối ưu:

1/ Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào không nhiều => số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thường là các doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế…áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Các doanh nghiệp này, thì thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ
=> không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào
– Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán bao, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học, dạy nghề,
=> không phát sinh số thuế GTGT phải nộp
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào tương ứng với hàng bán ra chịu thuế GTGT, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp)
=> số thuế GTGT phải nộp là không đáng kể

2/ Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra => số thuế GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn theo phương pháp khấu trừ. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Thường là các doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra)
=> số thuế GTGT đầu vào là hầu như không có hoặc rất nhỏ so với thuế GTGT đầu ra. Nếu chọn theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Chính vì thế nộp theo phương pháp trực tiếp sẽ tối ưu hơn vì số thuế GTGT phải nộp là nhỏ

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

Thông tư 219/2013/Tt-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP

Thông tư 219/2013/Tt-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị mua từ 20 triệu đồng trở lên, Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 219/2013/Tt-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Theo thông tư này, Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

♣ Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

♣ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Trong đó:

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán

+ Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.

+ Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hoá đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục hàng hoá, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào.

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị mua từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Trường hợp cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra tại trụ sở và có quyết định xử lý không chấp nhận cho khấu trừ thuế đối với các hóa đơn GTGT không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, sau khi có quyết định xử lý của cơ quan thuế cơ sở kinh doanh mới có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì:

– Đối với các hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm trước khi cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung thuế GTGT.

– Đối với các hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh đã không điều chỉnh giảm trước khi cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung nếu có chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong thời hạn 6 tháng kể từ tháng có Quyết định xử lý của cơ quan thuế.

Ví dụ: Trong năm 2014, Công ty TNHH ANB có phát sinh các hóa đơn GTGT mua hàng theo hợp đồng trả chậm như sau:

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 3/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/9/2014.

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 4/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/10/2014.

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 5/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/11/2014.

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 6/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/12/2014.

Công ty TNHH ANB đã kê khai khấu trừ thuế GTGT khi nhận được hóa đơn GTGT mua hàng. Đến thời điểm thanh toán theo các hợp đồng, Công ty TNHH ANB chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Công ty TNHH ANB được lựa chọn kê khai điều chỉnh giảm theo từng hóa đơn hoặc đến ngày 31/12/2014, Công ty TNHH ANB vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì trong kỳ kê khai thuế tháng 12/2014, Công ty TNHH ANB thực hiện tổng hợp kê khai điều chỉnh giảm cho tất cả 4 hóa đơn GTGT mua hàng nói trên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 và Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính.

+ Đối với trường hợp từ ngày 1/7/2013, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT theo quý thì đến trước kỳ tính thuế tháng 1/2014 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 1/2014 (đối với trường hợp kê khai theo quý), cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 kỳ tính thuế liên tục có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết.

1922417_735207773167409_806018152_nVí dụ : Doanh nghiệp A tháng 5/2013, tháng 6/2013 thực hiện khai thuế theo tháng, đến quý 3/2013 thực hiện khai thuế theo quý thì nếu tháng 5/2013, tháng 6/2013 và quý 3/2013 đều phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì hết quý 3/2013 doanh nghiệp A được hoàn thuế GTGT.

+ Trường hợp trước kỳ tính thuế tháng 1/2014 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 1/2014 (đối với trường hợp kê khai theo quý), các cơ sở kinh doanh đủ điều kiện được hoàn thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012, Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính thì được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn của Thông tư số 06/2012/TT-BTC và Thông tư số 65/2013/TT-BTC nêu trên.

+ Trường hợp đến hết kỳ tính thuế tháng 12/2013 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc đến hết kỳ tính thuế quý 4/2013 (đối với trường hợp kê khai theo quý), cơ sở kinh doanh chưa đủ 3 kỳ tính thuế liên tục có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết không được hoàn của năm 2013 được chuyển tiếp sang năm 2014 để kê khai khấu trừ và áp dụng hoàn thuế theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

+ Đối với hóa đơn GTGT mua hàng hóa là tài sản cố định phát sinh trước ngày 01/01/2014 thì cơ sở kinh doanh thực hiện khấu trừ theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 và Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính; đối với hóa đơn GTGT mua hàng hóa là tài sản cố định phát sinh kể từ ngày 01/01/2014 thì cơ sở kinh doanh thực hiện khấu trừ theo hướng dẫn tại Thông tư này.

+ Đối với hóa đơn GTGT mua hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường phát sinh trước ngày 01/01/2014 thì đề nghị Cục thuế yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai tại Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào theo Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 12 năm 2013 hoặc quý 4 năm 2013 để nộp cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này

CV số 586/TCT-CS hướng dẫn các nội dung chính sách mới về thuế GTGT.

CV số 586/TCT-CS hướng dẫn các nội dung chính sách mới về thuế GTGT.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Ngày 27 tháng 02 năm 2014, Tổng Cục Thuế có Công Văn số 586/TCT-CS gửi đến các Cục Thuế trong đó có hướng dẫn các nội dung chính sách mới về thuế GTGT, đồng thời nhấn mạnh vào một số nội dung chủ yếu như:

Đối tượng không chịu thuế

Bổ sung vào đối tượng không chịu thuế các nội dung sau:

– Hướng dẫn rõ về các hình thức sơ chế và bảo quản thông thường của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác.

– Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản.

– Hướng dẫn rõ về các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung hướng dẫn bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng không chịu thuế.A2

– Bổ sung vào đối tượng không chịu thuế đối với dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng do đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng nhà nước cung cấp cho các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước.

– Hướng dẫn thuộc đối tượng không chịu thuế đối với hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

– Bổ sung chuyển nhượng quyền góp vốn cũng thuộc chuyển nhượng vốn và thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung phụ tùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung di chuyển mộ và chăm sóc mộ thuộc dịch vụ tang lễ và thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung hướng dẫn: Đối với hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

– Bổ sung hướng dẫn đối với hoạt động thi, cấp chứng chỉ trong dạy học, dạy nghề.

– Chuyển đổi căn cứ để xác định hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp từ tiêu thức thu nhập so với mức tiền lương tối thiểu sang tiêu thức doanh thu.

Chuyển “dịch vụ vệ sinh công cộng” từ đối tượng không chịu thuế sang áp dụng mức thuế suất 10%.

♣ Bổ sung hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5: Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

♣ Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

♣ Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Trong quá trình thực hiện từ ngày 01/01/2014, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đã bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã và đã lập hoá đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hoá đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Ví dụ: Công ty B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty B bán gạo cho Công ty C (không phân biệt Công ty C mua về để tiếp tục sản xuất, để xuất khẩu, để bán ra hay để tiêu dùng) thì Công ty B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty C.

Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty C, Công ty B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Nếu Công ty B đã lập hoá đơn giao cho Công ty C, kê khai, tính thuế GTGT với thuế suất là 5% thì Công ty B phải điều chỉnh hoá đơn đã lập theo quy định để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Công ty B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng, cho hộ kinh doanh, cho tổ chức kinh tế thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 của Thông tư.

Đăng tải tại Khác | Bình luận về bài viết này